

Thông báo
- Công bố về việc bãi bỏ Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt Sơ đồ ranh giới sử dụng đất...
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá tài sản
- Thông báo Kết quả thi vòng 1 và triệu tập thí sinh dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức thành phố Đà Nẵng năm 2023
- Tờ gấp: Tìm hiểu Luật Trợ giúp pháp lý
- Tờ gấp: Bạn và một số chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn về tài chính
- Cảnh báo BHXH quận Liên Chiểu đang bị mạo danh số Điện thoại
- Thông báo về việc tuyển dụng hợp đồng lao động giáo viên các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc...
- Thông báo về việc công khai lựa chọn tổ chức thẩm định giá
- Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Áp dụng giá bán điện mới từ ngày 09/11/2023
I. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
II. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
3. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
4. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
5. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Khoản 1 nêu trên phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.
IV. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b). Thực hiện vai trò điều phối, xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn chi đầu tư phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Công bố thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế, hải quan và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Giám sát việc tuân theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và tổ chức triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; kế hoạch, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
b) Kiểm tra, đánh giá công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành tích, đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Tham gia xây dựng, phản biện, triển khai chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia đánh giá các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
PHÒNG TƯ PHÁP - HỘI LUẬT GIA
-
Trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho 2 Đảng viên
-
Ngày hội giao lưu văn hóa thanh niên Việt Nam - Lào
-
Giao lưu bóng đá giữa thanh niên Hòa Khánh Bắc với sinh viên Lào
-
Ngày Hội truyền thông “Điều em muốn nói” tại trường Tiểu học Hồng Quang
-
Liên Chiểu: Gặp mặt Câu lạc bộ Nữ cựu chiến binh quận
-
Hội thảo lịch sử Đảng bộ phường Hòa Hiệp Nam giai đoạn 1930-2020 (lần 2)
-
Trồng cây kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
-
Hòa Hiệp Bắc: Phát động hưởng ứng Tháng hành động Vì bình đẳng giới 2023
-
Liên Chiểu: Đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới
-
Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng giám sát thực hiện nhiệm vụ tại quận Liên Chiểu