

Thông báo
- Thông báo về việc vi phạm của hộ kinh doanh thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đợt 2 năm 2023)
- Thông báo về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Lu's House)
- Công bố về việc bãi bỏ Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt Sơ đồ ranh giới sử dụng đất...
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá tài sản
- Thông báo Kết quả thi vòng 1 và triệu tập thí sinh dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức thành phố Đà Nẵng năm 2023
- Tờ gấp: Tìm hiểu Luật Trợ giúp pháp lý
- Tờ gấp: Bạn và một số chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn về tài chính
- Công bố Bộ mã QR-Code tra cứu thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận Liên Chiểu năm 2023
- Cảnh báo BHXH quận Liên Chiểu đang bị mạo danh số Điện thoại
- Thông báo về việc tuyển dụng hợp đồng lao động giáo viên các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc...
Đền tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam (Đền tưởng niệm) vừa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố vào ngày 20/7/2021.
Quyết định công nhận Đền tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh Hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam là Di tích lịch sử cấp Thành phố
Đền tưởng niệm tọa lạc tại đường Đàm Quang Trung thuộc tổ 25, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 15 km về phía Tây Bắc. Di tích được kiến tạo vào năm 2015 trên cơ sở chùa Xuân Thiều - một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng - tôn giáo quan trọng của nhân dân làng Xuân Thiều xưa.
Đền tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam
Theo tài liệu ghi chép, trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa là nơi hội họp của nhân dân Xuân Thiều, Nam Ô để nghe tuyên truyền, giải thích chính sách kháng chiến; là địa điểm hội quân của các lực lượng bộ đội, du kích; là nơi tập trung lương thực, thực phẩm, từ đó, dân công chuyển lên căn cứ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Xuân Thiều là địa điểm liên lạc bí mật của các tổ chức cách mạng với cơ sở trong vùng. Đây cũng là nơi lánh nạn của nhân dân mỗi khi Mỹ - Ngụy bao vây, bố ráp gắt gao hay những đêm lùng sục bắt lính. Với cán bộ, chiến sĩ cách mạng, chùa Xuân Thiều là địa chỉ tin cậy và an toàn để trú tránh các cuộc truy kích, tìm diệt của kẻ địch sau mỗi đợt tác chiến hay bị theo dõi trong quá trình họat động trên địa bàn. Ngoài ra, trong những trận diệt ác, trừ gian ban ngày, chiến sĩ ta cũng trà trộn, ẩn nấp tại đây để chờ thời cơ nổ súng tiêu diệt mục tiêu.
Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân (1968), chùa Xuân Thiều là nơi tập kết của các lực lượng đấu tranh chính trị ở các thôn Quan Nam, Trung Sơn, Xuân Thiều. Từ nơi đây, nhân dân giương cờ Mặt trận giải phóng và nhiều biểu ngữ đòi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, rồi kéo ra vây đồn bốt của giặc ở rừng Xuân Thiều, Nam Ô.
Từ sau năm 1971, chùa Xuân Thiều còn là cơ sở quan trọng tiếp tế thuốc men cho cách mạng ở cánh Bắc Hòa Vang.
Qua bao thăng trầm lịch sử, theo nguyện vọng của đại đa số nhân dân phường Hòa Hiệp Nam và đặc biệt là thân nhân các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trên địa bàn phường, năm 2014, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và nhân dân đã tiến hành kiến tạo chùa Xuân Thiều thành Đền tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam từ nguồn xã hội hóa. Đền được khánh thành vào tháng 3 năm 2015, là công trình chào mừng kỉ niệm 40 năm ngày quê hương Đà Nẵng giải phóng, thể hiện đạo lí, tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương.
Đền tưởng niệm được khánh thành vào năm 2015
Nơi đây khắc văn bia ghi danh 61 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 3 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 353 liệt sỹ đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, kiến thiết đất nước.
Văn bia ghi danh Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Liệt sĩ
Về mặt bằng tổng thể, di tích có diện tích 2094,8m2, gồm 5 đơn vị kiến trúc: tam quan, nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, nhà kho và bia tri ân. Trong đó, quy mô và tiêu nhất là công trình Nhà tưởng niệm. Nhà tưởng niệm có mặt bằng gần vuông: chiều ngang 11,52m, chiều dọc (tức chiều sâu) là 12,71m; với lối kiến trúc chồng diêm (tức hai tầng mái) rất thanh thoát, nhẹ nhàng.
Các hạng mục kiến trúc mang đậm nét văn hóa thuần Việt
Việc kiến tạo Đền tưởng niệm là một quyết sách đúng đắn, vừa đảm bảo lưu giữ được giá trị của một di tích cũ đã đi vào kí ức của bao lớp người dân địa phương, vừa nâng tầm giá trị, ý nghĩa của một địa chỉ là biểu tượng của lòng dân Hòa Hiệp Nam anh hùng, là khát vọng hòa bình cho hôm nay và cho cả mai sau. Đền tưởng niệm sau khi được xây dựng luôn dược chính quyền địa phương quản lí, gìn giữ rất nghiêm cẩn. Hằng năm, vào các dịp Lễ, Tết, Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và nhân dân Hòa Hiệp Nam đều đến đây tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ một cách trang trọng.
Lãnh đạo phường dâng hương tại Đền tưởng niệm nhân Kỉ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021)
Việc công nhận di tích lịch sử cấp Thành phố đối với Đền tưởng niệm đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Đây là niềm vinh dự và tự hào, đồng thời, cũng là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân phường Hòa Hiệp Nam ra sức quyết tâm phấn đấu xây dựng văn hóa, con người địa phương ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.
Kim Hiếu (Sơ lược và biên soạn).
-
Chương trình nghệ thuật – Non sông vẫy gọi
-
Giải việt dã chạy vũ trang quận Liên Chiểu năm 2023
-
Liên Chiểu tổng kết chương trình ở nhà dân dành cho sinh viên Lào
-
Sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền chính sách và vận động giải phóng mặt bằng
-
LĐLĐ Liên Chiểu: Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn và công tác chuyển đổi số
-
Đoàn ĐBQH thành phố tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu
-
Hơn 9,8 tỷ đồng hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em
-
Thành ủy Đà Nẵng quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU
-
Hòa Khánh Nam: Trao 50 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Phụ nữ Liên Chiểu: Tập huấn công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em